Bản Thư 15/ TP.HCM /Từ một người làm thị–trường đến kẻ giữ–quán, giữ–nghề
Sài–Gòn, chiều mưa, nước đọng bên thềm, đèn vàng hắt lên bảng hiệu cũ. Tôi ngồi trong quán – tay cầm ly cà–phê còn nóng – mà lòng nghĩ lại chuyện xưa. Chuyện không cũ lắm, nhưng đủ để gọi là khúc quanh.

Chút tâm–tình giữa lúc thị–trường chao–đảo, cà–phê cần thật
Sài–Gòn, chiều mưa, nước đọng bên thềm, đèn vàng hắt lên bảng hiệu cũ. Tôi ngồi trong quán – tay cầm ly cà–phê còn nóng – mà lòng nghĩ lại chuyện xưa. Chuyện không cũ lắm, nhưng đủ để gọi là khúc quanh.
Năm đó, tôi đang làm việc ở một công–ty tại Hà Nội – công việc thì không đến nỗi tệ, nhưng lòng người thì chật. Giữa lúc chưa biết có nên đổi hướng hay chưa, thì chuyện tình–duyên đứt đoạn. Người thương năm ấy buông một câu: "Em không đợi nữa." Tôi im lặng, không níu, không hỏi.
Và thế là tôi khăn–gói quay về Sài–Gòn, thành–phố đã từng là nơi tôi đặt chân đầu tiên khi rời quê Chợ Gạo – Tiền Giang để lập chí làm ăn.
Không ngờ, chính lúc đó, tôi tình–cờ quen được một đơn vị làm cà–phê – TRUE CAFE. Gặp nhau không qua thư xin việc, không qua vòng phỏng vấn, mà là qua… một lần mời nhau ly đen đá.
Hợp nhau từ câu nói, hiểu nhau từ cái cách người đối–diện kể về hạt cà–phê – tôi xin làm, ban đầu chỉ là để có chỗ ổn–định. Không ngờ, càng làm càng thấy cái nghề này có khí–cốt riêng, có nhân–cách riêng.
Và tôi chọn ở lại – không phải vì lương, càng không vì chức – mà vì tôi thấy trong cái quán nhỏ này, người ta còn giữ chữ “nghề”.
**
Tôi từng làm thị–trường, từng bỏ sỉ cho cả chục quán mỗi tuần, từng chứng kiến không ít cuộc “tẩy trắng” hạt cà–phê – từ cái loại rang tẩm nặng mùi, phơi không đủ nắng, tới loại trộn đậu – bắp – hóa–chất, uống vô thơm sực mũi nhưng hậu–vị chát nghẹn.
Ngày đó, tôi có thể bán ra hàng trăm ký mỗi tuần – nhưng lòng không thật sự vui.
Vì tôi biết mình đang đẩy người uống vào một thế giới ngụy–tạo.
Và tôi biết: chủ quán không ai muốn dùng hàng dở, nhưng vì không có lựa–chọn, vì người cung không nói rõ, nên đành nhắm mắt làm ngơ.
**
Về TRUE CAFE, tôi không còn làm “một mối bỏ sỉ” nữa.
Tôi giữ quán. Tôi pha từng ly. Tôi nghe khách chê – nghe khách khen.
Tôi biết rõ hôm nay rang mẻ nào, giống gì, vùng trồng ra sao, phơi mấy nắng – và tôi thấy trong từng hạt cà–phê mình cầm là cả một chuỗi mồ hôi – tâm huyết – và kỷ–luật.
TRUE không làm cà–phê kiểu "đánh nhanh thắng nhanh".
TRUE làm cà–phê đặc–sản – nghĩa là chọn giống cẩn thận, kiểm–soát độ ẩm, lên profile rang chuẩn, có test vị bài bản, và luôn nói thật với khách.
Vì nếu nói dối – khách chỉ tới một lần.
Mà TRUE – không làm một lần cho xong. TRUE muốn ở lại với nghề.
**
Mới đây, tôi đọc tin – nhà–nước siết chặt quản–lý chất–lượng cà–phê tiêu dùng nội địa.
Người lo. Tôi mừng.
Vì rốt cuộc, cà–phê giả không còn đất sống.
Vì ai làm nghề đàng hoàng sẽ được gọi tên.
Tôi từng là kẻ sống bằng marketing – giờ sống bằng đạo–nghề.
Tôi từng chạy số, chạy KPI, chạy thương hiệu – giờ giữ cho được từng tách đúng vị.
Tôi từng ở ngoài nghề – giờ trong ruột nghề, và hiểu:
Nếu người Việt không uống được cà–phê thật – thì làm nghề này để làm gì?
**
Bạn nào từng mở quán, từng lo hàng tháng mấy chục ký cà–phê mà cứ thay nhà cung cấp liên tục – sẽ hiểu:
Chuyện chọn nguồn là chuyện sống–còn.
Chọn sai – pha không ra vị.
Pha không ra vị – khách bỏ đi.
Khách bỏ đi – người giữ quán tụt tinh thần.
Và thế là nghề rơi vào cái vòng lẩn quẩn – muốn giữ nghề mà không giữ được lòng.
**
Nay tôi viết những dòng này – không phải để quảng–cáo.
Mà là muốn mời bạn tới TRUE một lần – uống thử một ly cà–phê đúng nghĩa.
Không cần rượu để kết bạn – chỉ cần một ly đen đá thật sự.
Tôi mời bạn tới quán TRUE CAFE chi nhánh Tân Vĩnh – Quận 4, ngồi một chút, nghe một bài bolero nhẹ, thưởng một ly đậm–đà không tẩm hương liệu, không trộn phụ gia – rồi bạn tự quyết xem có đáng tin hay không.
**
Tôi là TRẦN BẢO CƯỜNG (Yatan.Aka)
Một người từng sống bằng nghề viết – nay sống bằng chữ “nghề”.
Giữ quán – giữ người – giữ nghĩa.