Tâm thư số 19 – tp.hcm – đạo giữ nghề giữa thị trường hỗn loạn
Có những nơi gọi đó là “bí quyết rang xay”, có nơi lại quảng bá là “hương vị truyền thống”. Nhưng, thưa quý hữu, đâu là truyền–thống, nếu cái truyền–thống ấy được pha từ bột độn và phẩm màu?
tâm thư số 19 – tp.hcm – đạo giữ nghề giữa thị trường hỗn–loạn
Kính gửi quý chủ–quán, những bậc bằng–hữu đang ngày ngày thắp lửa trong những quán nhỏ khắp ba miền đất nước.
Thưa quý vị,
Hôm nay, trong một buổi chiều rỗi rảnh hiếm hoi, qua ngồi lại bên góc bàn gỗ cũ – nơi vẫn pha ly cà–phê mỗi sáng – để viết ra những dòng này. Không phải với tâm thế của kẻ giảng đạo, càng không dám sắm vai người dạy đời, mà chỉ là một kẻ trông–quán lâu năm, từng đêm ngồi nghe tiếng ly va nhau, từng ngày nhìn dòng khách đến rồi đi, nay chợt thấy lòng không yên khi chứng kiến nghề–nghiệp của mình đang bị chao–đảo giữa cơn bão thị trường hỗn–loạn.
Quý vị có thấy không – đã lâu rồi, một ly cà–phê không còn đơn thuần là một thức uống nữa. Nó trở thành chiến–trường của sự dối–trá và chạy đua. Nơi đó, người ta chọn nguyên–liệu rẻ, tẩm ướp hương liệu hóa–học, trộn lẫn tạp–chất, rồi rao bán với những lời lẽ mị dân. Có những nơi gọi đó là “bí quyết rang xay”, có nơi lại quảng bá là “hương vị truyền thống”. Nhưng, thưa quý hữu, đâu là truyền–thống, nếu cái truyền–thống ấy được pha từ bột độn và phẩm màu?
cái chết thầm lặng của một nghề chân–chính
Không ai đánh sập quán ta cả. Nhưng quán tự mất khách, từng chút một, từng ly một, từng ánh mắt ngờ vực từ người ghé chân. Qua từng chứng kiến: một người khách cũ, từng uống đều đặn mỗi sáng, bỗng vắng bóng. Không lời chê trách. Chỉ là một sự im lặng – mà ai trong nghề cũng thấu. Vì một khi niềm tin bị xói mòn, khách không lên tiếng – họ chỉ quay lưng.
Sự thật là, không có ai ép buộc ta dùng hàng dỏm. Chỉ là trong một thời khắc nào đó, giữa sức ép chi–phí, giữa những lời chào mời đầy dụ dỗ, ta chấp nhận hạ tiêu–chuẩn, chấp nhận tự–thỏa–hiệp. Và rồi, dần dần, cái quán vốn được mở bằng tâm–huyết, trở thành nơi chỉ còn “chạy số”, “đẩy hàng”, “lấp bàn”. Khách vẫn còn – nhưng không còn lòng.
cái đạo–lý cốt lõi của người giữ quán
Thưa quý hữu, qua vẫn luôn tin: mở quán – là giữ một ngọn đèn. Ngọn đèn đó soi cho khách một khoảng dừng giữa những hỗn loạn đời thường. Mà đã giữ đèn, thì không thể dùng dầu dở. Đạo giữ quán – là đạo giữ chất–lượng. Không có nguyên–liệu thật, thì mọi sự khác đều là giả.
Nhiều chủ quán hỏi: “Lấy đâu ra tiền mà mua cà–phê sạch?”. Qua không trả lời bằng triết–lý, mà bằng một con số thật: mất một khách trung–thành – là mất mười lần doanh thu. Trong khi giữ được một người tin tưởng – là giữ một quán sống lâu. Đó không phải lý–thuyết. Đó là sự thật qua đã trải.
tự–cường hay là tự–diệt?
Giữa cơn hỗn–loạn, người yếu thì đổ thừa, người mạnh thì tự–soi. Qua từng thấy quán chỉ có 4 bàn – nhưng giữ được 40 khách quen. Cũng từng thấy quán tiền tỷ – mà mỗi ngày đều lỗ. Cốt lõi không nằm ở quy mô. Mà ở lựa–chọn.
Chọn cái dễ – là pha đại. Chọn cái đúng – là chấp nhận khó. Nhưng nếu ngày nào đó quý vị ngồi xuống, nhìn lại quán mình, và vẫn có thể tự nhủ: “Ở đây, cà–phê này là thật” – thì qua tin rằng, quý vị đã làm được điều hơn cả lợi nhuận: quý vị đang giữ lấy danh–dự của một người làm nghề.
kết lời – giữ lấy nghề, giữ lấy mình
Qua biết, những điều vừa nói – không ai lạ lẫm. Nhưng giữa bộn bề sổ sách, số liệu, đơn hàng, đôi khi ta quên mất gốc rễ. Vậy thì xin cho qua – như một người bạn đồng nghề – nhắc lại:
Đừng chỉ nhìn khách ghé. Hãy nhìn xem ai còn quay lại.
Đừng chỉ đếm số ly bán. Hãy đếm xem có bao nhiêu người nhớ vị cà–phê quán mình.
Và đừng bao giờ đánh đổi chất–lượng – chỉ vì một vài đồng lãi.
Nếu quý hữu còn tin vào nghề này – xin hãy bắt đầu từ nguyên–liệu. Nếu cần người để cùng trao đổi, chia sẻ, qua luôn ở đây – với quán hiệu Đầu–Trâu–Màu–Đỏ – sẵn sàng ngồi xuống, pha một ly, và nói về cái nghề mà chúng ta cùng thương mến.
Kính bút,
Trần–Bảo–Cường
Người giữ quán – giữ nghề – giữ lòng giữa dòng chảy hỗn–loạn của thị trường.