Bản thư số 10/TP.HCM / người giữ đạo uống giữa cơn hỗn-loạn của thị-trường

Bản thư số 10/TP.HCM / người giữ đạo uống giữa cơn hỗn-loạn của thị-trường
Photo by Anh Xuân / Unsplash

Tôi tên Cường, người trông giữ tiệm cà-phê hiệu Đầu-Trâu-Màu-Đỏ – một hiệu nhỏ, không danh, không bảng hiệu sáng đèn, nhưng có cái lòng lớn: muốn giữ lấy sự thật trong từng giọt cà-phê.

Bài này tôi viết không nhằm khuyên ai, càng không dám dạy đời. Tôi chỉ xin phép nói ra điều tôi đã thấy bằng mắt, uống bằng miệng, lo bằng lòng, suốt những năm làm nghề.

Thưa quý huynh, quý tỷ – những người đang trụ nơi đầu sóng ngọn gió của ngành uống,

Chúng ta đang sống trong một thời-kỳ giả-thật bất phân, hư-thanh lấn át. Người tiêu-dùng mua một ly cà-phê mà chẳng thể biết trong đó là gì: đậu nành xay, bắp rang, hương liệu tổng-hợp, phẩm màu – tất cả pha trộn thành một thứ gọi là “mạnh – rẻ – thơm lâu”.

Hệ quả là: niềm-tin bị đánh tráo, ký-ức bị tổn-thương, và thói quen uống bị biến chất.
Có quán từng bán rất mạnh, khách ra vô nườm nượp, nhưng sau vài năm chìm không kèn không trống – chỉ vì một điều: khách không còn quay lại. Không phải vì giá. Mà vì niềm-tin không giữ được.

Tôi đã từng – trong nhiều chuyến đi – ngồi ở không biết bao nhiêu tiệm. Trước mặt là ly cà-phê bốc khói, màu sậm như dầu nhớt, mùi ngào ngạt như nước hoa cấp thấp, uống vô thì lưỡi rát – ngực nóng – bụng âm ỉ. Đó không phải là hậu-vị, mà là hậu-hoạ.
Cái đáng buồn là: nhiều chủ quán biết.
Biết mà vẫn làm.
Vì lợi nhuận.
Vì “khách đâu biết đâu”.
Vì “ai cũng làm vậy”.

Nhưng ai cũng làm sai – không có nghĩa là làm sai được phép bình thường.

Cái nghề cà-phê – một khi rút ruột, cắt góc, gian lận nguyên-liệu – thì chẳng còn gì để giữ. Một tiệm có thể sống nhờ khách vãng-lai, nhưng chỉ tồn tại được nếu có khách quen. Mà khách quen – là người tinh tế, có ký-ức, và nhớ lâu. Bán cho họ một ly gian, mất họ một đời.

Tui là ai mà bày đặt viết blog?
Bạn thân mến, Tui sinh ra trong một gia-đình không có điều-kiện gì đặc-biệt. Nhà không nghèo rớt mồng-tơi, nhưng cũng không dư dả. Cha má làm nghề lao-động phổ-thông, ăn cơm độn khoai, mặc áo vá vai, nuôi con bằng tất cả sự chịu-đựng, cam-khó, và lòng hy-vọng rằng:

Tôi được dịp ghé qua N2 Coffee 24h – Lê Trọng Tấn, không biển hiệu rình rang, không làm màu – nhưng chủ quán đã chọn đúng đạo: dùng cà-phê nguyên-chất không tẩm – không hương – không phẩm – có kiểm-soát rõ ràng từ True Cafe.


Không phải thứ cà-phê “đậm đặc cho số đông”, mà là thứ cà-phê cho người biết uống.
Biết hậu-vị.
Biết tinh-hương.
Biết đâu là thật – đâu là diễn.

Quý chủ quán,
Làm cà-phê thời buổi này – khó.
Khó hơn nhiều so với mười năm trước.
Nhưng khó không phải vì thiếu nguyên liệu – mà vì quá nhiều lựa chọn sai.

Lựa chọn dùng cà-phê sạch – là tuyên ngôn giữ nghề.
Lựa chọn phục vụ khách bằng thứ không độc, không giả – là đặt nền móng cho tương lai.
Không phải ai rẻ hơn sẽ thắng, mà là ai giữ lâu hơn mới trụ.

Tôi nói điều này không phải vì đang làm nghề, mà vì còn tin vào nghề. Nghề cà-phê – nếu không còn thật – thì chẳng khác gì một vở tuồng đã hết vai chính. Diễn bao nhiêu cũng không còn người coi.

Nếu quý huynh vẫn còn muốn giữ quán – giữ nghề – giữ lòng, thì hãy bắt đầu từ việc đơn-giản mà căn bản nhất:
Chọn lại nguyên-liệu.

Không có nguyên-liệu thật – mọi nỗ lực khác chỉ là lớp phấn trang điểm trên một gương mặt đã suy tàn.
Còn nếu đã chọn thật rồi – thì giữ lấy. Vì thị-trường có thể lộn xộn, nhưng người khách biết uống thì luôn còn đó – lặng-lẽ, kiên-trì, và tinh-tế hơn ta tưởng.


Nếu quý hữu nào đang khởi sự, đang muốn rẽ hướng khỏi “cà-phê trộn”, đang tìm lại đường nguyên-thủy của vị đắng thật, hậu ngọt tự-nhiên, mùi hương rang chậm – thì cứ liên hệ tôi. Không hứa điều gì đẹp đẽ, không đưa ra lợi nhuận thần tốc.

Tôi chỉ ngồi xuống, nói chuyện thật, chia sẻ con đường mình đang đi – một con đường không dễ, nhưng đáng đi.

Kính bút
Cường – Người giữ tiệm cà-phê hiệu Đầu-Trâu-Màu-Đỏ
Hiện trú tại Đức-Phổ, Quảng-Ngãi
Một người còn tin vào đạo nghề giữa thời loạn phẩm